Đồng Tháp

Thuần Khiết Như Hồn Sen
Du Lich Dong Thap
Tour Du Lịch
CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN ĐẤT SEN HỒNG VÀ THAM DỰ LỄ GIỖ LẦN THỨ 87 CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC !
Chương trình tham quan Lễ giỗ lần thứ 87 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

THAM QUAN ĐẤT SEN HỒNG VÀ THAM DỰ LỄ GIỖ

LẦN THỨ 87 CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC

 

10814219-10201748948004450-169-6411-8802

DOWNLOAD BỘ CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN TẠI ĐÂY ( 1 NGÀY )

    Lễ giỗ lần thứ 87 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sẽ được diễn ra trong ba ngày 24, 25, 26 tháng 11 năm 2016 (nhằm ngày 25, 26, 27 tháng 10 năm Bính Thân). Ngoài các hoạt động phần lễ truyền thống thường niên như dân hương, hoa, lễ vật; phát biểu của ban tổ chức, đại diện dòng họ Nguyễn Sinh, lãnh đạo Trung ương,…Thì phần hội năm nay sẽ có thêm 4 nhóm hoạt động đặc sắc bao gồm: 

    Các hoạt động tái hiện làng Hòa An xưa như trang trí đường làng, xuồng hoa trên rạch, lồng đèn nơm - lờ - lọp, chợ quê.. tái hiện lại các hình ảnh và các hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc như hốt thuốc nam, dạy chữ nho,.. thêm vào đó là các hoạt động trưng bày và biểu diễn thư pháp, cờ hội, liên hoan đờn ca tài tử, hát dân ca và hò Đồng Tháp.

10814219-10201748948004450-169-6411-8802

DOWNLOAD BỘ CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN TẠI ĐÂY ( 2 NGÀY )

     Các hoạt động văn hóa nghệ thuật như ca múa nhạc, biểu diễn trích đoạn cải lương, chiếu phim tư liệu, tổ chức chọi chim, chọi gà, thi trạng nguyên, thi vẽ tranh, tổ chức lửa trại, trò chơi dân gian, triển lãm ảnh chủ đề “Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Đồng Tháp”, triển lãm văn hóa Óc Eo.

     Các hoạt động thể dục thể thao như biểu diễn võ thuật, thể dục dưỡng sinh, thi đấu bóng chuyền hơi, cờ vua, cờ tướng.
     Các hoạt động dịch vụ văn hóa ẩm thực như triển lãm sinh vật cảnh, sản phẩm du lịch, quà lưu niệm, tổ chức phiên chợ quê với các món ăn dân giã nam bộ, thi nấu ăn, trưng bày sản phẩm nông nghiệp sạch, gian hàng khởi nghiệp của thanh niên Đồng Tháp.

10814219-10201748948004450-169-6411-8802

DOWNLOAD BỘ CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN TẠI ĐÂY ( 3 NGÀY )

     Trong dịp này, nhằm quảng bá tour tuyến du lịch trong tỉnh, Trung tâm Phát triển Du lịch tỉnh Đồng Tháp tổ chức giới thiệu loạt chương trình tham quan các khu du lịch trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp và tham gia lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

 

Du Lich Dong Thap
Khách Sạn
Khách sạn Sa Đéc

 

Địa chỉ: số 499 Hùng Vương, Phường 1, TP. Sa Đéc

Điện thoại: (067) 3868 828 - 3861 430    Fax: (067) 3861 430

Email: sadechotel@yahoo.com.vn

Du Lich Dong Thap
Giới Thiệu
Ở trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long trù phú, Đồng Tháp hiện diện trên bản đồ Việt Nam như một búp sen hồng tỏa sắc. Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi bằng những cánh đồng sen bạt ngàn, những đồng lúa, rừng tràm mênh mông hay những đàn chim, cò bay về lũ lượt, Đồng Tháp mang trên mình những vẻ đẹp thuần khiết, tuyệt vời mà không phải ở nơi nào trên dãi đất Việt Nam cũng có...
GIỚI THIỆU VỀ ĐỒNG THÁP

Nơi thiên nhiên còn đậm nét hoang sơ

Nơi đất lành bốn mùa hào sảng

Nơi lịch sử chứa đầy huyền thoại

Nơi tài hoa kết tinh thành giá trị”

Một lần về với Đồng Tháp, du khách sẽ có cảm giác như được trở về với cội nguồn thiên nhiên hoang sơ bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu; thả hồn mình bên những đầm sen bạt ngàn để hít thật căng cái hương thơm nhẹ nhàng, thuần khiết của sen vào lồng ngực. Không những thế, Đồng Tháp còn được ấp ôm bởi con sông Tiền và sông Hậu, không ngừng bồi đắp phù sa để sản sinh ra những vườn cây trái sum suê, trĩu quả. Chiều chiều, khi hoàng hôn buông xuống, từng đàn chim cò lũ lượt kéo nhau về tổ kết thúc một ngày yên bình trên mảnh đất quê hương. 

Không chỉ hút hồn du khách bằng những nét đẹp thiên nhiên hoang sơ, Đồng Tháp còn là nơi chứa đựng lịch sử vẻ vang của ông cha ta ngay từ những ngày đầu đi mở cõi. Đến đây, bạn sẽ được chứng kiến những di tích quốc gia, được sống lại những năm tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc. 

Và có thể nói, nổi bật lên giữa 64 tình thành của cả nước không chỉ vì Đồng Tháp có cảnh đẹp thiên nhiên, mà đó còn là một sự hấp dẫn trong văn hóa ẩm thực đồng quê rất đặc trưng. Những sản vật tuy dân dã nhưng đã được bàn tay khéo léo của người dân nơi đây chế biến ra những món ngon vô cùng hấp dẫn, nào là các lóc nướng trui cuốn lá sen non, ốc lác treo giàn bếp, cơm gạo huyết rồng gói lá sen, … Còn gì bằng khi ngồi giữa không gian mênh mông của sông nước, thưởng thức những đặc sản nức tiếng Đất Sen Hồng và văng vằng đâu đây là tiếng hò Đồng Tháp ngọt ngào, da diết tình quê.

“Ở đây du lịch là đắm mình

Là trải nghiệm

Là cảm thụ

Là thư giãn Đồng Tháp thuần khiết như hồn Sen!”

10814219-10201748948004450-169-6411-8802

 

 

Du Lich Dong Thap
Văn hóa
Đồng Tháp Là một trong những vùng đất trẻ, mới được khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII dưới thời các triều Nguyễn do người Việt ở miền ngoài di cư vào mở hoang bờ cõi. Sự hình thành của vùng đất này gắn liền với lịch sử đấu tranh oai hùng chống chọi với thiên nhiên, thú dữ và giặc ngoại xâm. Quá trình đó đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn qua nhiều thế hệ, hình thành những giá trị văn hoá truyền thống mang sắc thái riêng cho vùng Đồng Tháp.
VĂN HÓA ĐỒNG THÁP

Do đặc thù vê địa hình sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên cuộc sống, sinh hoạt của người dân Ðồng Tháp khá đơn giản, dễ cơ động, phù hợp với miền đồng bằng sông nước. Văn hoá ăn, ở mang đặc thù riêng và phù hợp với môi trường, sinh thái tự nhiên. Vùng cao thì cất nhà trệt, vùng ngập lụt thì cất nhà sàn. Kiểu nhà truyền thống có các loại như: nọc ngựa, chữ dinh, bát dần, ở giữa gian nhà chính thường có bàn thờ tổ tiên, trước sân nhà có bàn thờ ông thiêng. 

Cũng chính vì sống giữa bốn bề nước nổi nên xuồng là loại phương tiện đi lại rất phổ biến và tiền lợi của người dân Ðồng Tháp. Người dân sinh sống chủ yếu vẫn bằng nghề nông nghiệp nên các ông cụ lao động thủ công dùng trong nông nghiệp cũng khá đa dạng như cày, bừa, cuốc, len, liềm, hái, nọc cấy, ... nhưng trong đó cần phải nói thêm về cái phảng dùng để phát hoang là một trong những công cụ lao động độc đáo của người dân Đồng Tháp nói chung và nhân dân miền Tây Nam bộ nói chung.

10814219-10201748948004450-169-6411-8802

Đàn ca tài tử

Các phong tục tập quán cũng mang những nét tương đồng gắn liền với nền sản xuất thuần nông nghiệp. Do chịu ảnh hưởng về tam nho giáo (nho, lão, phật) nên phần đông người dân Ðồng Tháp lấy đạo thờ cúng ông bà làm trọng. Những lễ cúng đình, cúng miễu, ... đã trở thành những hội truyền thống và là một phong tục tập quán bao đời nay của nhân dân. Bên cạnh đó, các tôn giáo như: Phật Giáo, Cao Ðài, Tin Lành, Thiên Chúa, Hoà Hảo, ... với các thiết chế chùa chiền, nhà thờ, thánh thất và những lễ hội, tín ngưỡng cũng ăn sâu trong đời sống tâm linh của một bộ phận người dân nơi đây.

Và một điều đặc biệt, khi nhắc đến văn hóa Đồng Tháp thì không thể bỏ qua nét văn hóa ẩm thực truyền thống, độc đáo, đặc trưng của vùng Đất Sen Hồng. Đó là nồi canh chua cá lóc đồng nấu với bông điên điển, bông súng, bông lục bình; mắm kho; chim nướng; chuột đồng khìa; cá lóc nướng trui; rắn hầm nước dừa; rùa rang muối; cá linh nhúng dấm, ... đều là các món ăn đặc sản, đơn giản, vô cùng dân dã nhưng lại rất ngon, ăn một lần sẽ nhớ mãi. Mùa khan hiếm, Đồng Tháp cũng không thiếu những thức ăn khô nổi tiếng như khô cá lóc; khô cá sặt rằn, ... Tất cả đều là những sản vật mà thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho mảnh đất Đồng Tháp trù phú này. 

Không những thế, ai đã từng về nơi đây, nghe cây hò Đồng Tháp giữa không gian mênh mông, bao la đất trời sông nước thì sẽ cảm nhận được hết nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân Đất Sen Hồng. Trong di sản văn hoá truyền thống cũng có nhiều giá trị di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đang được chính quyền và nhân dân gìn giữ, bảo tồn để du khách có thể tham quan, tìm hiểu như Khu di tích Gò Tháp, Di tích lịch sử Xẻo Quít, Vườn Quốc gia Tràm Chim, ...

Văn hóa của một vùng đất, một thế hệ con người là cả quá trình đúc kết và hình thành qua bao đời. Đồng Tháp hôm nay đang vươn mình đổi mới, hòa chung nhịp đi lên của cả nước nhưng những nét đẹp trong đời sống văn hóa đất và người nơi đây vẫn sẽ là bản tình ca đẹp, trường tồn mãi với thời gian.

Du Lich Dong Thap
Lịch sử
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất Đồng Tháp được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Ngày 01 tháng 01 năm 1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 09 tháng 02 năm 1913, giải thể tỉnh Sa Đéc, đồng thời nhập địa bàn vào tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Sa Đéc được chia thành 2 tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc vào thời Việt Nam Cộng Hoà. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Theo nhà văn Sơn Nam, người được mệnh danh là Nhà Nam bộ học thì vùng đất phía Nam của tỉnh Đồng Tháp mà trung tâm là Sa Đéc có một vị trí cực kỳ quan trọng. Ông viết, “Bản lề giữa sông Tiền và Sông Hậu, giữa vùng đồng bằng và cảng Sài Gòn, giữa đồng bằng và nước Campuchia, lần hồi hình thành một vùng đất mà mãi đến nay người dân địa phương vẫn tự hào”.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII hay cuối thế kỷ XVI đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Sa Đéc là từ tiếng Khơme, có nghĩa là “chợ Sắt”. Có thể nói vùng Sa Đéc là phần đất mới nhất trên đường mở nước dứt điểm vào năm 1757 của Nguyễn Cư Trinh, một vị quan từng lập thành tích an dân ở Quảng Ngãi.

Sau thời nội chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn, Sa Đéc đi vào ổn định. Gia Long lên ngôi, vùng Sa Đéc là một phần của huyện Vĩnh An. Với vị trí địa lý thuận lợi, khu vực bên sông Tiền là Tân Châu, Hồng Ngự xuống Sa Đéc được Gia Long quy hoạch là trung tâm kinh tế. Suốt một thời gian dài sau đó, Sa Đéc trở thành chợ sung túc nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long chỉ thua Sài Gòn, Chợ Lớn, mãi cho đến khi Cần Thơ hình thành. 

Đến khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, năm 1889 Sa Đéc đã trở thành tỉnh lị được đô thị hoá theo mô hình áp dụng cho toàn Nam kỳ thuộc địa. Kể từ đó, Sa Đéc tự trói mình trong phạm vi tỉnh lẽ trong bộ máy cùm kẹp của thực dân. Thời này, Nam Kỳ chia thành 20 tỉnh đến Chính quyền Sài Gòn lại cắt Nam Bộ thành 26 tỉnh. Tỉnh Sa Đéc cắt phần đất nằm ở tả ngạn sông Tiền để lập tỉnh Kiến Phong mới.

Còn vùng Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền cũng có một quá khứ không kém hào hùng. Sử sách còn ghi, vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, một số lưu dân  thôn Bả Canh (nay thuộc xã Đập Đá, thị trấn Đập Đá, tỉnh Bình Định) vào khai hoang, định cư ven bờ con sạch Cái Sao Thượng hình thành nên xóm Bả Canh. Người có công lớn trong việc quy dân khai phá lập nên thôn ấp là Nguyễn Tú, ông được tôn làm Tiền Hiền của làng, nay bia Tiền Hiền còn tìm thấy ở gần khu vực cầu Đình Trung, phường II, thành phố Cao Lãnh.

Đến đầu thế kỷ, bằng Nghị định toàn quyền, thực dân Pháp quy định kể từ ngày 1/1/1900 các tham biện ở Nam Kỳ thống nhất gọi là tỉnh. Theo đó, địa bàn Cao Lãnh thuộc tỉnh Sa Đéc. Đến đầu năm 1914, quận Cao Lãnh đựơc thành lập. Đây là lần đầu tiên Cao Lãnh, một tên chợ được chọn làm tên cho một quận. Khu hành chánh nằm ở bờ sông Cao Lãnh, phía Hoà An, bên kia sông là khu thương mại với nhà lồng chợ khá sầm uất, kề bên là bến tàu ngày đêm tấp nập.

Đến thời chính quyền Sài Gòn, tỉnh Kiến Phong được thành lập vào ngày 22/10/1956, Cao Lãnh trở thành tỉnh lị. Từ ngày 30/4/1975, vùng Cao Lãnh được sát nhập với Sa Đéc và thành tỉnh Đồng Tháp ngày nay. 

 

 

Du Lich Dong Thap
Con người
Người ta vẫn thường nói, mến một người không phải chỉ ở cái vẻ đẹp bên ngoài, mà đó còn là ở cái cốt cách và tâm hồn của họ. Không chỉ riêng ở người, mà ngay cả đất Đồng Tháp cũng vậy. Đến với Đồng Tháp, ngoài việc ngắm những thắng cảnh tươi đẹp, hoang sơ, thưởng thức những món ăn ngon nức tiếng thì Đồng Tháp còn mến chân du khách bởi chính tính cách của con người nơi đây.
GIỚI THIỆU CON NGƯỜI ĐỒNG THÁP

Người ta vẫn thường nói, mến một người không phải chỉ ở cái vẻ đẹp bên ngoài, mà đó còn là ở cái cốt cách và tâm hồn của họ. Không chỉ riêng ở người, mà ngay cả đất Đồng Tháp cũng vậy. Đến với Đồng Tháp, ngoài việc ngắm những thắng cảnh tươi đẹp, hoang sơ, thưởng thức những món ăn ngon nức tiếng thì Đồng Tháp còn mến chân du khách bởi chính tính cách của con người nơi đây. 

 

Con người xứ sở sen hồng cũng phóng khoáng, rộng rãi như những cánh đồng lúa mênh mông, những đồng sen bạt ngàn của Đồng Tháp. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi cho những sản vật trù phú, những nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhưng người dân nơi đây vẫn lao động cần cù, chịu khó. Không những thế, người Đồng Tháp cũng rất thẳng thắn, bộc trực, không luồn cúi và nghĩ gì nói đó, “ruột để ngoài da”, ... Trong đời sống hằng ngày cũng vậy, họ sống rất bình dị, giản đơn, ít chú ý đến hình thức bên ngoài, không cầu kỳ, ít lo xa nhưng ăn xài cũng khá thoảng mái. Bản chất người Ðồng Tháp giàu lòng nhân ái, thương người, cởi mở và mến khách, dễ gặp gỡ và cũng dễ thân thiện nên càng làm tăng thêm sự thích thú cho du khách khi một lần đặt chân đến với vùng đất hiền hòa này.

 

 Bên cạnh đó, chính vì người Đồng Tháp luôn sống lạc quan, yêu đời và tin tưởng vào cuộc sống nên đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây cũng phát triển khá phong phú, đa dạng với nhiều loại hình, với hàng trăm điệu lý, câu hò, thơ ca ca ngợi tình yêu cuộc sống, con người, đậm đà tính mộc mạc, bộc trực và dũng mãnh. 

 

Người Đồng Tháp luôn dang tay chào đón du khách đến với Đất Sen Hồng!

 

Nhà Hàng, Quán Ăn

Ẩm Thực

Khách Sạn

Phương Tiện Đi Lại

  • nha-hang-song-sinh
    Nhà hàng Song Sinh

    Món ăn: bánh canh vịt xiêm, bánh xèo, gà nướng muối ớt, cá lóc nướng trui

    nha-hang-khu-resort-mekong
    Nhà hàng Khu Resort Mekong

    Món ăn: lẩu riêu cua đồng, lẩu gà Mekong, Gỏi củ hủ dừa tôm, gỏi bồn bồn tôm thịt, lẩu chua cá linh bông điên điển, chả cua đồng Tháp Mười, chả giò Mekong, bánh xèo Mekong

    nha-hang-khu-du-lich-my-tra
    NHÀ HÀNG KHU DU LỊCH MỸ TRÀ

    Món ăn: bánh xèo mỹ trà, bò nướng mù tạt, lẩu cua đồng, bánh canh vịt xiêm, mì vịt tiềm

  • nha-hang-tu--hao
    Nhà hàng Tú Hảo

    Món ăn: thịt luộc cuốn bánh tráng trảng bàng + rau quế vị, chuột quay lu, gà nướng muối ớt, chả ốc nướng, mực bơi nước mắm, chả giò hải sản,… các món ăn từ gà, bò, hải sản, lẩu.

    nha-hang-khach-san-sa-dec
    Nhà hàng Khách sạn Sa Đéc

    Món ăn: Gà nướng muối ớt, cá lóc quay giòn, vịt xiêm nấu ấu, gà nấu quýt hồng, tôm bách hoa, hủ tiếu Sa Đéc, lẩu riêu cua đồng

    hoi-quan-bia-sai-gon
    Hội Quán Bia Sài Gòn

    Món ăn: gỏi xoài Cao Lãnh, cá lóc hấp mận Hòa An, chuột quay lu, cá hô nấu ngót - nấu mẻ, cá cóc kho lạt, cá chạch lấu nướng bẹ chuối.

  • banh-phong-tom-sa-giang
    Bánh phồng tôm Sa Giang

    Công ty CP XNK Sa Giang Lô CII-3, Khu Công Nghiệp C, Tp. Sa Đéc. Tel: 067-3763155; Fax: 067-3763152

    kho,-ca-cac-loai
    Khô, cá các loại

    Công ty Cổ phần Khô tứ Quý Địa chỉ: Số 166, Phú Thọ B, Phú Thọ, Tam Nông, Đồng Tháp. Điện thoại: 067.3979079 Fax: 067.3979039 Website: khocatuquy.com Địa chỉ: Số 166, Phú Thọ B, Phú Thọ, Tam Nông, Đồng Tháp. Điện thoại: 067.3979079 Fax: 067.3979039 Website: khocatuquy.com

    san-pham-tu-sen
    Sản phẩm từ sen

    Cửa hàng đặc sản Đồng Tháp Mười

  • nem-lai-vung
    Nem Lai Vung

    Nem Lai Vung Út Thẳng: Địa chỉ : 424 Ấp Long Thành A, Xã Long Hậu, Huyện Lai Vung, Đồng Tháp Điện thoại : 0939499565;

    xoai-cao-lanh
    Xoài Cao Lãnh

    Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương Địa chỉ: 130 Ấp Mỹ Thới, xã Mỹ Xương, H.Cao Lãnh Điện thoại: 0673. 924486 – 0917142059 (A. Châu)

    bot,-banh-trang-bich-chi
    Bột, bánh tráng Bích Chi

    Công ty CP Thực phẩm Bích Chi Địa chỉ: 45X1 Nguyễn Sinh Sắc, Thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Điện thoại : 84.67.3861910 - 3770873 - 3773606 Fax: 84.67.3864674

  • hu-tieu-sa-dec
    Hủ tiếu Sa Đéc

    Công ty TNHH Lê Như Brothers (hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc) Địa chỉ: 42 Nguyễn Tất Thành, P. An Hòa. Tx. Sa Đéc, Đồng Tháp Điện thoại: 0673 62 68 68 – Fax: 0673 62 68 69

    muoi-say
    Muối sấy

    - Cơ sở muối sấy Ngọc Yến: Địa chỉ: 501, Ấp Tân Đông B, Thị Trấn Thanh Bình, Huyện Thanh Bình, Điện thoại: 067.3835033 - 0918.332.487 Website: www.muoisayngocyen.vn

    cha-cua-dong
    Chả cua đồng

    Cua đồng vốn là món dân dã, nhưng ngày nay đã được các nghệ nhân ẩm thực nâng lên tầm cao mới, trở thành nhiều món đặc sản khó quên như: cua đồng rang muối, rang me, nấu canh bồ ngót, nấu canh chua bắp chuối, lẩu cua đồng... nhưng đặc biệt gây ấn tượng với tôi trong dịp tham quan Sa Đéc (Đồng Tháp), đó là chả cua đồng

  • lau-ca-linh-voi-bong-dien-dien
    Lẩu cá linh với bông điên điển

    Lẩu cá linh với bông điển điển là đặc sản của Đồng Tháp mùa nước nổi.

    bong-sung-mam-kho
    Bông súng mắm kho

    Người Đồng Tháp có câu “Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”. Vào mùa nước nổi, người dân nhổ bông sung về, để nguyên cọng, rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay và để trong rổ cho ráo nước.

    com-goi-la-sen
    Cơm gói lá sen

    Cơm gói lá sen - đặc sản Đồng Tháp - thêm một món ăn đặc sản không thể không nếm thử khi du lịch Đồng Tháp. Đây là một trong những món ăn cung đình chỉ Đồng Tháp mới có và ngon không đâu sánh bằng.

  • khach-san-song-tra
    Khách sạn Sông Trà

    Dịch vụ: 3 nhà hàng (1000 chỗ), 1 phòng họp ( 200 chỗ), 1 bar, 18 phòng massage, 3 phòng karaoke.

    khach-san-sa-dec
    Khách sạn Sa Đéc

    Dịch vụ: 3 nhà hàng (1000 chỗ), 1 phòng họp ( 200 chỗ), 1 phòng karaoke.

    khach-san-hoa-binh
    Khách sạn Hòa Bình

    Dịch vụ : 1 nhà hàng 600 ghế, 1 nhà hàng Buffet với sức chứa 200 khách, 8 phòng Masage, 2 phòng Karaoke, 5 phòng đờn ca tài tử, 2 hội trường với sức chứa 150 ghế.

  • khach-san-bong-hong
    Khách sạn Bông Hồng

    Dịch vụ: 2 nhà hàng (700 chỗ), 1 phòng họp ( 30 ghế), 02 phòng karaoke.

    khach-san-mong-yen
    Khách sạn Mộng Yến

    Dịch vụ: cho thuê xe, giặt ủi, phục vụ ăn uống cho khách phòng, giữ tiền và đồ vật quý.

    khach-san-xuan-mai
    Khách sạn Xuân Mai

    Dịch vụ: Giặt ủi, 17 phòng Masage, phục vụ ăn uống cho khách phòng, vận chuyển hành lý, giữ tiền và đồ vật quý.

Quay lại